Theo các chuyên gia thì trẻ em từ 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu việc ăn dặm. Nhưng các mẹ đã biết cho bé ăn dặm đúng cách chưa. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc cho trẻ ăn dặm sao cho vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm chính cho trẻ
Ăn dặm là bước đầu để bé tập quen dần với các loại thực phẩm cho nên việc ăn dặm chỉ là những bữa ăn phụ ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho đến khi bé được 1 tuổi. Cung cấp đủ sữa mẹ sẽ giúp bé có sức đề kháng tốt hơn, bảo vệ bé phát triển tốt hơn so với việc không được bú sữa mẹ,
Ăn dặm là phụ sữa mẹ vẫn là chính (Ảnh: doanhnhansaigon.vn)
Tránh ăn quá nhiều đạm
Giai đoạn bé từ 6 đến 8 tháng thì bé bắt đầu tập ăn dặm vì thế nó chỉ là những bữa phụ và lượng thức ăn cho mỗi lần là rất ít chỉ khoảng vài thìa và chỉ cần 2 bữa/ngày. Trong thức ăn dặm thì không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, đặc biệt là đạm động vật. Lúc này bé chỉ mới làm quen với các loại đạm khác nhau nên nếu cho bé hấp thụ quá nhiều đạm thì bé sẽ không thể hấp thụ hết được và có thể dẫn đến kích ứng. Vì thế các bữa ăn dặm nên cho bé ăn 1 lượng vừa đủ đạm kết hợp thêm các loại rau củ để bé có đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn dặm đúng cách giúp trẻ phát triển tốt và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Không nên cho bé ăn dặm quá nhiều đạm (Ảnh: conlatatca.vn)
Ăn dặm thuận tự nhiên
Việc cho bé ăn dặm các thực phẩm tự nhiên có thể ăn sống được như quả trái cây tươi sẽ giúp cho bé tiếp xúc với các loại thực phẩm một cách đơn giản và thật nhất. Các thực phẩm thuần tự nhiên sẽ không mất thời gian chế biến, hàm lượng chất dinh dưỡng bên trong không bị mất đi sẽ giúp cho bé phát triển tốt hơn. Ngoài ra khi chăm sóc con bằng cách này sẽ giúp bé cảm nhận được hương vị tự nhiên của thực phẩm, giúp bé làm quen được với loại thực phẩm đó. Để bảo vệ con thì các mẹ phải mua các loại thực phẩm tươi sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nên cho bé tiếp xúc với các loại thực phẩm tự nhiên (Ảnh: marrybaby.vn)
Trong gian đoạn bé mới bắt đầu ăn dặm thì thức ăn phải được làm mịn và loãng để tránh cho bé bị nghẹn, khi bé đã quen thì thức ăn có thể đặc dần. Đến khi bé được 10 tháng thì các mẹ nên để cho bé tự ăn để tập cho bé phản xạ khi bị hóc. Các loại thức ăn cho bé thì nên được cắt theo hình rang cưa để khi bé bị hóc thức ăn sẽ không làm nghẹt đường thở.
Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của bé, vì đây là giai đoạn bé làm quen với mọi thứ xung quang. Vì thế để tốt cho sự phát triển của bé thì các mẹ phải biết cho bé ăn dặm như thế nào, nên tôn trọng cảm xúc của bé, hướng dẫn, cổ vũ để bé, không nên ép bé để bé tự nhiên phát triển kỹ năng và cảm xúc.